-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lịch bảo dưỡng ô tô và thay thế phụ tùng tại garage
13/05/2021
Thông thường, bạn có lịch sắp xếp cuộc hẹn, đánh dấu những ngày sinh nhật cần thiết, vậy tại sao không thêm lịch bảo dưỡng ô tô và thay thế phụ tùng ? Chăm sóc các loại xe Mescedes, BMW, Toyota, Honda, Chevrolet, Huyndai,… đúng cách không đơn giản chỉ là nhớ đổ đầy xăng, rửa xe và thay dầu máy đều đặn.
Lịch bảo dưỡng ô tô và thay thế phụ tùng
Thông thường, bạn có lịch sắp xếp cuộc hẹn, đánh dấu những ngày sinh nhật cần thiết, vậy tại sao không thêm lịch bảo dưỡng ô tô và thay thế phụ tùng ? Chăm sóc các loại xe Mescedes, BMW, Toyota, Honda, Chevrolet, Huyndai,… đúng cách không đơn giản chỉ là nhớ đổ đầy xăng, rửa xe và thay dầu máy đều đặn.
Lịch bảo dưỡng ô tô và thay thế phụ tùng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau:
1- Lọc nhiên liệu - Lịch bảo dưỡng ô tô
Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu. Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
2- Dầu lái trợ lực - Lịch bảo dưỡng ô tô
Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.
Khi nào cần thay? Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.
3- Pin/Ắc quy - Lịch bảo dưỡng ô tô
Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.
Khi nào cần thay? Thông thường là từ 48 - 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.
4- Lọc gió - Lịch bảo dưỡng ô tô
Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.
Khi nào cần thay? Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.
5- Dầu hộp số tự động - Lịch bảo dưỡng ô tô
Ở xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Nó chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số. Chi phí sửa chữa sẽ rất cao nếu bạn không chú ý thay dầu hộp số đúng hạn.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
6- Bugi - Lịch bảo dưỡng ô tô
Nếu không có bộ phận này, ô tô không thể nổ máy. Động cơ đốt trong ngày một sạch hơn và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo bugi giúp chủ xe ít phải bảo dưỡng hơn, nhưng rút cục cũng đến lúc cần thay bugi. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của xe, tăng lượng khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.
Khi nào cần thay? 48.000 - 160.000 km.
7- Dây curoa động cơ và dây curoa cam - Lịch bảo dưỡng ô tô
Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) - ở một số xe có dây xích truyền động trục cam - timing chain) - có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.
Khi nào cần thay? 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 - 145.000 km đối với dây curoa cam.
8- Dung dịch làm mát - Lịch bảo dưỡng ô tô
Dung dịch làm mát ở trong bộ tản nhiệt đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ - chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000 km.
9- Lốp - Lịch bảo dưỡng ô tô
Nhìn kiểu mòn của lốp có thể biết lái xe quá “húng”, áp suất lốp không phù hợp hoặc hệ thống treo có bộ phận bị mòn hỏng. Dù nguyên nhân là gì thì lốp mòn là phải thay. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp. Một cách khác mà người Mỹ thường dùng một đồng xu có hình Tổng thống Lincoln, cắm vào rãnh lốp để kiểm tra độ mòn, nếu bạn có thể nhìn ngang thấy toàn bộ đầu tổng thống tức là lốp đã mòn đến mức cần thay.
Khi nào cần thay? Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.
10- Phanh - Lịch bảo dưỡng ô tô
Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay phanh và dầu phanh đúng lúc.
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.
Lời cuối, lịch bảo dưỡng ô tô thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Quan trọng hơn cả vấn đề tài chính là hãy luôn sở hữu một chiếc xe an toàn về kỹ thuật.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.