bao-duong-xe-may-dinh-ky-va-nhung-luu-y-quan-trong

Bảo dưỡng xe máy định kỳ và những lưu ý quan trọng

Nguyễn Ngọc Thành Quang 13/05/2021

Bảo dưỡng xe máy là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời vấn đề hư hỏng của xe, giúp xe luôn vận hành êm ái và bền bỉ. Nếu không trang bị kiến thức về bảo dưỡng xe máy, cũng như hiểu rõ các phụ tùng cần thiết, người tiêu dùng rất dễ bị thợ sửa xe “moi tiền” hoặc “hét giá”.

Bảo dưỡng định kỳ là gì?

Bảo dưỡng định kỳ (BDĐK) là quá trình kiểm tra, chăm sóc và thay thế các chi tiết hao mòn của xe theo chu kỳ đều đặn được hướng dẫn bởi nhà sản xuất, nhằm tăng hiệu quả hoạt động ổn định và trơn tru của xe máy, hạn chế xảy ra những rủi ro khi tham gia giao thông.

Theo đó, sau thời gian dài sử dụng, xe máy của bạn sẽ bắt đầu phát sinh những trục trặc và hư hỏng. Điển hình là các chi tiết như dầu máy, lọc dầu, dầu láp, dầu phanh, nước làm mát… tích tụ bụi bẩn và biến chất, dẫn tới xe hoạt động chậm, ì ạch khi lưu thông.

Ngoài ra, các bộ phận khác như phanh, cổ phốt, vành xe, lốp xe, hệ thống điện hay hệ thống đánh lửa… cũng bị rơ rão, vận hành sai lệch. Do đó, việc bảo dưỡng xe máy định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện kịp thời những hỏng hóc, từ đó khắc phục kịp thời để xe hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng.

Lợi ích của bảo dưỡng xe máy định kỳ?

Bảo dưỡng xe máy định kỳ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất góp phần mang đến cho bạn những lợi ích thiết thực như sau:

Tăng công suất hoạt động tốt nhất:

Việc sử dụng xe máy trong một khoảng thời gian dài nhưng lại không bảo dưỡng định kỳ có thể khiến nhiều bộ phận trên xe máy dần trở nên hao mòn, không đảm bảo chức năng. Để tránh tình trạng xe “chết máy” hoặc phát sinh trục trặc khi đang đi đường. Do đó các nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên bảo dưỡng xe máy định kỳ 4 tháng/lần (đối với xe sử dụng mức độ bình thường).

Tăng tuổi thọ sử dụng xe:

Các hoạt động bảo trì như thay nhớt, bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy giúp làm sạch các cặn bẩn, nấm mốc tích tụ trong động cơ, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất vận hành của xe máy.

Khi bảo dưỡng xe máy định kỳ, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, vệ sinh, tra nhớt để các chi tiết hoạt động trong điều kiện tốt nhất. KTV cũng sẽ kịp thời phát hiện & thay thế các chi tiết bị hư hỏng (nếu có) để không ảnh hưởng đến các chi tiết liên quan, qua đó tăng tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này cho Khách hàng.

An toàn cho người sử dụng xe:

Tâm lý chúng ta thường cảm thấy an tâm khi điều khiển một chiếc xe đã được bảo dưỡng cẩn thận, đặc biệt là trong những chuyến đi đường dài. Các chi tiết liên quan đến an toàn khi vận hành xe như: lốp, má phanh, nhông xích, cổ phốt…. cần được thay thế định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Có giá trị cao khi chuyển nhượng:

Thông thường khi định giá xe máy cũ, nhiều người sẽ dựa vào hiện trạng của xe để phân định giá cả. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng thường xuyên và chăm sóc cẩn thận, động cơ xe vẫn còn mạnh mẽ, vận hành êm ái, thân xe còn sáng đẹp, bền màu thì giá trị của chiếc xe được định giá cao hơn.

 

Bảo dưỡng xe máy định kỳ giúp xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất

Thời điểm tốt nhất để sửa chữa – bảo dưỡng xe máy định kỳ

Nhiều khách hàng hiện nay vẫn thắc mắc Bao lâu nên bảo dưỡng xe máy một lần? Theo đó, tùy theo từng động cơ, phụ tùng và linh kiện mà sẽ có lịch bảo dưỡng khác nhau. Ở Việt Nam, do điều kiện đường sá bụi bặm và thời tiết khá khắc nghiệt nên các hãng xe máy khuyến khích chủ xe cần bảo dưỡng xe định kỳ mỗi 4 tháng, chú ý các chi tiết quan trọng ở khung sườn, động cơ và hệ thống truyền lực như sau:

Phần khung sườn

Phần động cơ

Hệ thống truyền lực

●  Kiểm tra vành xe, nan hoa.

●  Bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước/sau.

●  Bảo dưỡng phanh trước.

●  Bảo dưỡng các loại dây cáp.

●  Bôi trơn các chi tiết chuyển động.

●  Bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

●       Bảo dưỡng chế hoà khí.

●       Rửa bầu lọc khí.

●       Chỉnh chế độ nhiên liệu.

●       Vệ sinh bugi.

●       Căn chỉnh xupap.

●       Điều chỉnh côn.

●       Đổ thêm nước nạp ắc quy.

●       Kiểm tra và thay dầu máy.

●       Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra/ thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, các chi tiết trong hệ thống phụ xăng.

●      Bảo dưỡng nhông xích tải.

●      Bảo dưỡng phanh sau.

●      Tra mỡ trục càng sau.

●      Kiểm tra cần khởi động, giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe và công đoạn cuối cùng là rửa xe.

Trong trường hợp xe đã chạy từ 2.000 – 3.000 km, bạn nên thay dầu nhớt hoặc nước làm mát để tăng khả năng bôi trơn, giảm nhiệt và nâng cấp động cơ.

Bộ phận nào cần bảo dưỡng định kỳ để gia tăng tuổi thọ?

Thay dầu nhớt

Theo thời gian, dầu nhớt trong xe trở nên kém chất lượng, dẫn tới khả năng ma sát giảm sút. Lúc này, bạn cần phải thay mới dầu nhớt định kỳ và thời gian thay sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Xe mới hay cũ, mức độ sử dụng (thường xuyên hay thỉnh thoảng), tốc độ chạy xe, môi trường lưu thông, chất lượng của nhớt xe…

Do điều kiện môi trường tại Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, ô nhiễm không khí nên các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng phải thay nhớt cho xe sau mỗi 2.000 – 3.000 km sử dụng. Ngoài ra, khi lái xe trên những đoạn đường ngập nước, người dùng cũng nên thay nhớt mới để tăng năng suất hoạt động của xe máy.

 

Để xe được thay nhớt với chất lượng tốt nhất, bạn nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn được hãng xe đề nghị. Hiện nay trên thị trường có 3 loại dầu nhớt chính là: dầu nhớt tổng hợp (100% Synthetic-oil), dầu bán tổng hợp ( Semi-synthetic oil) và dầu khoáng (Mineral oil). Tuỳ vào loại xe bạn đang sử dụng để lựa chọn dầu nhớt thích hợp.

Thay dầu phanh và má phanh

Má phanh là bộ phận chuyển đổi động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc độ trong những tình huống cấp bách khi lưu thông trên đường. Vì thế, má phanh thường có khuynh hướng mòn dần theo thời gian.

Má phanh mòn cũng là một trong những nguyên nhân gây cong vênh đĩa phanh. Nếu không thay thế má phanh kịp thời, bạn có thể thay mới luôn cả đĩa phanh, vừa ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe vừa tăng chi phí thay đổi bộ phận.

Bên cạnh đó, dầu phanh có thể bị nhiễm tạp chất hoặc cạn kiệt trong quá trình hoạt động, dẫn tới phanh xe giảm ma sát, cứng và giật hơn. Trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi lưu thông. Do đó, tốt nhất là bạn nên kiểm tra, sửa chữa, thay mới má phanh lẫn dầu phanh sau mỗi 15.000 – 20.000 km sử dụng.

Bugi

Bugi nằm trong hệ thống đánh lửa, đảm nhận vai trò đốt cháy nhiên liệu và thúc đẩy công suất hoạt động mạnh mẽ cho xe. Thông thường, sau mỗi 10.000 km sử dụng, đầu bugi sẽ phát sinh tình trạng hao mòn, dẫn tới động cơ hụt hơi, khó khởi động và hao xăng hơn.

Chính vì thế, bugi rất cần được bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ vệ sinh bugi thôi là chưa đủ, bạn cũng nên kiểm tra và thay bugi mỗi 10.000 km/lần để đảm bảo xe vận hành tốt, giảm thiểu những vấn đề như tiêu hao nhiều nhiên liệu, xe chết máy và tăng tốc kém.

Nên kiểm tra và thay bugi định kỳ 10.000 km/lần

Dầu láp

Dầu láp ít hao mòn hơn so với dầu nhớt. Tuy nhiên người sử dụng cũng nên lưu ý thay dầu láp theo định kỳ, cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần. Bởi khi dầu láp khô, nhiễm bẩn sẽ gây tiếng ồn lớn, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nếu tình trạng nặng hơn có thể gây vỡ láp, mất truyền động. 

Lọc gió

Nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.

Thay lọc gió để giúp xe vận hành bền bỉ hơn

Dây cu-roa

Dây cu – roa là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên chịu lực căng lớn, do đó, dây cu – toa rất dễ bị mài mòn, dẫn tới xe hoạt động chậm chạp và hay nóng máy. Đặc biệt, nếu dây hư hỏng nặng có thể bị đứt gãy, ảnh hưởng đến hệ thống truyền động. Do đó, chủ xe cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay lập tức khi dây có dấu hiệu bị nứt.

Dây cu-roa chuyên dụng cho các dòng xe Yamaha

Nước làm mát

Hầu hết xe tay ga hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nước làm mát là một hỗn hợp bao gồm nước và chất chống đông nằm ở bộ phận tản nhiệt của xe. Vai trò của chúng là hạn chế quá nhiệt động cơ trong thời tiết nóng bức. Bởi nếu mất nước quá nhiều, xe dễ bị nóng máy và có nguy cơ vỡ lốc, phát sinh nhiều vấn đề lớn. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

Quy trình bảo dưỡng xe máy định kỳ

Quy trình bảo dưỡng xe máy tiêu chuẩn thường bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra áp suất hơi từ vỏ lốp. Đồng thời, chống đứng – ngang, bộ phận gác chân phải được đảm bảo bôi trơn tốt và chắc chắn.
  • Bước 2: Kiểm tra màu sắc của bugi
    Nếu bugi có màu nâu sẫm thì chứng tỏ động cơ xe hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí (xăng/không khí) ở mức tiêu chuẩn kỹ thuật.
    Nếu bugi có màu đen hay trắng sáng, động cơ vẫn chưa vận hành tốt ở công suất tối ưu nhất.
  • Bước 3: Kiểm tra khói thải từ xe máy
    Khói thải có màu đen: Nhiên liệu vẫn chưa được đốt cháy toàn bộ.
    Khói thải có màu trắng: Động cơ đang bị hỏng hóc, hệ thống bên trong han gỉ. Nếu không nhanh chóng bảo dưỡng có thể ảnh hưởng đến độ bền của xe.
  • Bước 4: Tiến hành thay mới dầu nhớt cho xe trong trường hợp nhớt quá cũ hoặc quá hạn. Điều này giúp cho động cơ xe luôn được ma sát tốt, tăng hiệu suất vận hành và kéo dài tuổi thọ.
  • Bước 5: Kiểm tra hệ thống điện trên xe để đảm bảo chế độ nạp điện cho ắc quy, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, tiết kiệm nhiên liệu cho người dùng.
  • Bước 6: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch kịp thời, giảm thiểu các nguy hiểm và bảo vệ an toàn cho chủ xe khi tham gia giao thông.
  • Bước 7: Kiểm tra và bôi trơn hệ thống xích truyền động để xe chạy mượt và trơn tru hơn.
  • Bước 8: Tiến hành kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp. Đây là một trong những linh kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng vận hành của xe máy.
  • Bước 9: Kiểm tra hệ thống phanh xe, vệ sinh bên trong đùm xe và dùng mỡ bôi trơn hệ thống bạc đạn (Nếu cần thiết).
  • Bước 10: Vệ sinh sạch sẽ các tạp chất, bụi bẩn tích tụ trong bình xăng con, từ đó vừa tránh tiêu hao nhiều nhiên liệu, vừa duy trì hoạt động của bộ chế hòa khí. Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng tiến hành làm sạch bình xăng lớn để hạn chế tình trạng bình xăng bị thủng do tích nước và gỉ sét.
  • Bước 11: Kiểm tra bộ phận ở niềng xe trước sau, sườn xe máy và hệ thống tay lái – cổ lái để giảm thiểu nguy cơ bạc đạn bị lỏng hoặc vỡ, từ đó bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người dùng khi chạy xe trên các tuyến đường xấu, cua gấp.

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN